Translate

Hỗ Trợ Trực Tuyến
 tiendatguide  tiendatguide  tourguidegroup_donghanhviet
 tiendatguide  tourguidegroup_donghanhviet  tiendatguide

Bài đăng phổ biến

Hướng Dẫn Viên Du Lịch, sinh viên du lịch bạn là ai?


Hướng Dẫn Viên Du Lịch theo định nghĩa là một đại sứ văn hóa, có trách nhiệm giới thiệu với khách du lịch về đất nước - văn hóa và con người Việt Nam. Nhưng đơn giản hơn thì Hướng Dẫn Viên Du Lịch (HDV) là người đại diện cho Công Ty Du Lịch thực hiện hợp đồng du lịch đối với khách du lịch, vậy khi Công Ty Du Lịch làm không đúng Hợp Đồng, HDV cũng là người phải chịu trách nhiệm, trong chuyến đi, HDV luôn là chỗ dựa cho du khách.  Vậy thì quá trình học tập và làm việc của HDV như thế nào, tôi xin phép sơ lược cho Quý Vị về điều này để Quý Vị được rỏ hơn.

Thành Phố Hồ Chí Minh là một trong nhưng nơi có số lượng Trường đào tạo Hướng Dẫn Viên Du Lịch nhiều nhất Việt Nam, cả chục trường: Du Lịch Sài Gòn, Nghiệp Vụ Du Lịch Khách Sạn Sài Gòn, Hùng Vương, Văn Lang, Kỷ Thuật Công Nghệ, Đại Học Văn Hóa, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Marketing và Cao Đẳng Văn Hóa & Du Lịch Sài Gòn, Cao Đẳng Văn Hóa, Trường THKT Vạn Tường... đa số các Trường đề có giáo trình đào tạo như nhau và có một điểm chung: học phí cao, nhiều tour thực tập. Nghe đâu quá trình học và thực tập của một sinh viên ngành du lịch tốn khoảng 50 triệu đồng, quả là một con số không nhỏ.
HDV sau thời gian học tập và đi thực tập một số tour được giới thiệu đến Công Ty Du Lịch thực tập và làm báo cáo tốt nghiệp, sau đó ra trường và trở thành HDV. 

Tuy TP.Hồ Chí Minh có số lượng Trường Du Lịch và Sinh Viên Du Lịch cao nhất Việt Nam, nhưng khoảng 80% sinh viên học du lịch đều trả lời là học hướng dẫn du lịch vì thích được đi chơi và đây là một ngành kiếm tiền dễ dàng. Nhưng thật sự không phải như vậy, để làm HDV  đòi hỏi bạn phải có năng khiếu khôi hài, kỹ năng tổ chức công việc, tổ chức trò chơi, có kỹ năng ca hát, kể chuyện và...trí nhớ phải tốt. Phải nắm chắc các kiến thức về lịch sử, văn hóa, các thắng cảnh... mà những môn học đó ở trong trường gọi là: Môn Tuyến Điểm, Nghiệp Vụ Hướng Dẫn, Lịch Sử, Cơ Sở Văn Hóa, Địa Lý Du Lịch ...mỗi môn học không tới 100 tiết, ngoài ra còn rất nhiều môn học phụ như Quản Trị Lữ Hành, Nghệ Thuật Giao Tiếp, chính trị, anh văn...những môn học chính thì không được học nhiều, thậm chí giảng viên của những môn học đó cũng lơ mơ, ví dụ như Trường CĐVHNT & DL SG người dạy tuyến điểm và nghiệp vụ Hướng Dẫn  là Thầy Ch, Cô Ng, chưa từng đi Hướng Dẫn bao giờ. Chính vì vậy hàng năm số lượng sinh viên tốt nghiệp rất nhiều nhưng làm HDV  thì đếm trên đầu ngón tay, mà HDV có trình độ thực sự để đi HDV  thì cũng...đếm trên đầu ngón tay. 
Công Ty Du Lịch cũng tạo điều kiện rất nhiều cho HDV, thay vì thuê mướn những HDV  có kinh nghiệm, chất lượng thì lại thuê mướn sinh viên hoặc HDV mới ra trường cho dễ quản lý và trả công tác phí thấp, có lẽ vì vậy mà nhiều khi du khách phải cười thầm vì kiến thức do HDV cung cấp sai lạc hoặc HDV kể chuyện quá vô duyên, thậm chí còn có HDV đối xử với khách như là học sinh mầm non. 
Qua bài viết này Đạt muốn Quý vị hiểu thêm về HDV, để làm HDV  không phải là chuyện dể dàng, khi lên tour đi nhiều HDV còn chưa biết điểm đến, nếu điều hành Công Ty đặt các dịch vụ đúng theo yêu cầu của khách thì không nói làm gì, chỉ cần một sai sót nhỏ là mọi chuyện coi như xong, đã vậy nhiều khi còn bị tài xế làm khó, xe thì không đạt chất lượng (đời cũ, không có máy lạnh), tài xế thì không biết đường. Nhiều khi dở khóc dở cười, những gì mà du khách phàn nàn, HDV  là người hứng chịu hết, bởi vì đơn giản du khách luôn nghĩ HDV  là người của Công Ty Du Lịch, họ đâu biết rằng HDV  chỉ là cộng tác của Công Ty Du Lịch, mỗi lần có tour Công Ty Du Lịch lại kêu HDV đến nhận và thực hiện tour, nhiều công ty bàn giao tour trước 1 tuần còn đỡ chứ nhiều khi ngày mai đi thì hôm nay điều hành mới gọi và bàn giao tour cho HDV, nếu là HDV có kinh nghiệm chỉ cần kiểm tra sơ qua cũng biết các dịch vụ Công Ty đặt như thế nào, chứ còn sinh viên hoạc HDV mới thì ..."bó tay" vì trong quá trình đào tạo cũng không Thầy Cô nào chỉ chi tiết quy trình nhận một tour là như thế nào, vì bản thân thầy cô có đi làm hướng dẫn bao giờ đâu? Nhiều khi nhận bàn giao, Công Ty giao thiếu tiền, thiếu dịch vụ cũng không biết. Nói đến chuyện này mới thấy nhân sự giảng dạy về du lịch của Việt Nam thiếu trầm trọng, nhất là các Giảng Viên chuyên ngành, để tìm một Giảng Viên có năng lực thực sự quả không dễ, làm gì có Giảng Viên chuyên ngành đủ cho ngần ấy Trường?
Bản thân người HDV  cũng muốn làm tốt công việc nhưng khả năng nhiều khi lại không cho phép, học ở trong trường thì chủ yếu là lý thuyết, đi thực tập thì chỉ như "cưỡi ngựa xem hoa" đi đến Công Ty Du Lịch để thực tập về HDV thì hầu hết Công Ty bắt ngồi ôm điện thoại sales tour  hoặc làm việc vặt trong Công Ty, họa hoằn lắm thì cho đi theo một vài tour.

Bấy lâu nay ai cũng nghĩ HDV  là một ngề đơn giản, ăn sung mặc sướng, kiếm tiền dễ dàng chứ mấy ai biết đâu làm HDV du lịch là một quá trình vất vả, hằng năm số lượng HDV  chuyển nghề cũng nhiều tương đương với số lượng sinh viên du lịch học ra trường, vì sao? làm mà có đủ sống đâu, có tour thì có công tác phí, không có tour thì ở nhà ngáp ruồi. Chẳng có Công Ty Du Lịch nào mà nhận HDV làm nhân viên chính thức, công tác viên, cộng tác viên và mãi mãi chỉ là cộng tác viên, cũng có một số Công Ty lớn tổ chức đội ngũ HDV  chuyên nghiệp nhưng để lọt vào đội ngũ này phải có người quen hoặc phải qua quá trình kiểm tra gắt gao với nhiều quy định này nọ mà ít HDV  nào thực hiện được. 
CLB Đào Tạo - Hỗ Trợ HDV Đồng Hành Việt được thành lập ra với tiêu chí giúp đỡ, dào tạo sinh viên du lịch cũng vì mục đích muốn cho các bạn sinh viên có nơi được trao đổi và chia sẻ kiến thức, nghiệp vụ Hướng Dẫn, nhưng thật sự một con én không thể làm nên cả mùa xuân từ năm 2005 tới giờ Đạt đã dồn cả bao nhiêu tâm huyết cho CLB thậm chí nhiều khi nghỉ việc điều hành Công Ty cũng vì CLB, nếu mình không làm thì thấy lương tâm cắn rứt, mà làm thì "lực bất tòng tâm" nhiều khi Đạt muốn bỏ ngang, không làm gì hết vì CLB không mang lại cho Đạt bất cứ một nguồn lợi nào trái lại nhiều người còn cho là "chuyện nhảm nhí". Từ ngày mở CLB này cũng có rất nhiều công ty du lịch đến đặt vấn đề hợp tác với CLB không phải về Hướng Dẫn mà là vấn đề kinh doanh, một số Công Ty Du Lịch cho là CLB toàn là sinh viên nên rất dễ "hoạt náo" biết đâu CLB giúp Công Ty phát triển thêm nguồn khách, nhưng họ không hiểu tất cả các thành viên trong CLB chỉ muốn làm HDV, với lại là sinh viên,thời gian đi học và sinh hoạt CLB còn không đủ, có thời gian đâu mà tới Công Ty làm sales mà lại làm không công. 

Chia sẽ vấn đề tế nhị này, Đạt cũng mong các Công Ty Du Lịch hiểu đúng và đủ về tiêu chí hoạt động của CLB Đồng Hành Việt, nếu ai đó còn nghĩ đến việc cùng CLB hợp tác về vấn đề kinh doanh Du Lịch  ...xin bỏ qua cho vì để đến CLB sinh hoạt các bạn sinh viên chỉ có một mục đích duy nhất là được trở thành HDV, tuy Đạt là chủ nhiệm CLB nhưng cũng không thể ép các bạn làm những điều mà các bạn không thích. Rất mong các Công Ty Du Lịch, các ACE Hướng Dẫn hiểu được vấn đề và giúp đỡ cho Đạt trong việc đào tạo các bạn sinh viên hoặc tạo điều kiện cho các bạn sinh viên có cơ hội đi thực tập. Những việc làm đơn giản đó không chỉ giúp cho các bạn sinh viên mà còn giúp cải thiện được tình hình HDV hiện nay một phần nào.

CỤC NHỚT XUẤT HIỆN TRÊN LƯNG HƯỚNG DẪN VIÊN

Xin chào các anh chị cùng các bạn đồng nghiệp. Vấn đề mà Đạt đề cập sau đây chắc không xa lạ gì với anh chị và các bạn đang làm hướng dẫn viên. Hiện nay có một số Anh Chị Hướng Dãn Viên lâu năm "gắn thêm một cục nhớt ở phía sau lưng", điều đó hoàn toàn có thật, Đạt và các đồng nghiệp của Đạt cũng gặp rất nhiều lần trên tour: Hướng Dẫn một nơi - khách một nẻo", bên Đạt là CLB Hướng Hướng Dẫn Đồng Hành Việt, cũng hay giới thiệu tour cho anh em, sau khi kết thúc tour, nhận được không ít lời phàn nàn từ phía phòng điều hành công ty du lịch hoặc giám đốc công ty du lịch, trước khi đi phía công ty yêu cầu hướng dẫn có nhiều kinh nghiệm, lớn tuổi ... khi Đạt giới thiệu anh em đi Đạt hết sức tin tưởng bởi vì anh e như thế nào Đạt cũng biết, thậm chí có những hướng dẫn đã từng đi hướng dẫn cho sinh viên khoa du lịch. Vậy mà khộng hiểu sao lên xe lại "câm như hến", mặt mày như hình sự, trên tour bỏ mặc khách không thèm quan tâm, khi về công ty có hỏi thì đổ hết lỗi cho khách, nào là khách ba trợn, không biết điều...sau thời gian tìm hiểu mới biết được trên người họ bắt đầu xuất hiện cục nhớt, tình hình đến mức báo động đỏ rùi chứ không phải ở mức bình thường đâu nha. Anh chị nào có cách diều trị được căn bệnh nan y này vui lòng chỉ giúp Đạt với chứ tình hình như vậy Chắc các anh các chị và các bạn cũng đã gặp rùi nhất là khi đi tour bầy, anh em hướng dẫn nào ra sao thấy là biết liền, tình trạng này mà kéo dài thì không ổn và ảnh hưởng đến những anh em hướng dẫn viên có tâm huyết, có máu lửa. Làm một ấm gương xấu cho các bạn hướng dẫn trẻ sau này. Đạt chỉ nêu ra một số trường hợp chứ không phải "vơ đủa cả nắm" vì vậy có đụng chạm đến danh dự của cá nhân nào đó xin vui lòng bỏ quá cho. Nếu anh chị và các bạn nào có giải pháp hay cắt bỏ được 'cục nhớt" của HDV, Đạt xin đãi anh em một chầu ra trò

hướng dẫn làm thêm kinh doanh du lịch sẽ ổn định hơn

Vừa làm hướng dẫn vừa làm kinh doanh du lịch, nghe ra cũng hấp dẫn phải không? Hướng dẫn là người biết nhiều thứ, nhiều khi giỏi hơn cả điều hành, tại sao lại không làm kinh doanh?Đạt có người bạn, là công ty du lịch đang lập một trang web tạo điều kiện cho Hướng Dẫn Viên làm việc, có khách đến địa phương nào thì giao cho Hướng Dẫn Viên vùng đó, lợi nhận sau khi trừ chi phí tổ chức, trừ hóa đơn VAT sẽ được chia 5/5, cả hai bên cùng có lợi. Rất mong các anh, các chị và các bạn đóng góp đề tài này xem có khả thi không?Các bạn hướng dẫn sẽ c1 thêm thu nhập và chỉ cần làm thật tốt. Dù sao thì các bạn cũng là người địa phương, nên khách sẽ tin tưởng hơn, nguốn khách do công ty cung cấp mà theo Đạt biết thì nguồn khách sẽ rất ổn định, trung bình mỗi tháng có 2 đoàn, các bạn sẽ lo cho khách từ việc ăn uống, ngủ nghỉ, tham quan theo đúng tiêu chuẩn mà khách đăng ký. Bên Cty sẽ cho bạn biết cụ thể các dịch vụ cần đặt cho khách (ks, ăn,xe, số lượng khách...) các bạn lên bảng tính báo lại cho điều hành giá trọn gói, nếu ok tiền sẽ được chuyển khoản trước khi thực hiện 1 tuần, các bạn có dư thới gian để đặt các dịch vụ. Ý tưởng này là của bạn Đạt (Giám Đốc một Công Ty Du Lịch), có thể các bạn HDV của địa phương mà Công Ty gởi khách xuống họp lại với nhau cùng làm, cá nhân hay tập thể đều tốt. Đạt đưa ra, rất mong các Anh (Chị) và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến cho Chủ đề này, nếu khả thi sẽ thực hiện để tạo thêm thu nhập cho các Hướng Dẫn Viên địa phương, sẽ không còn ai cảm thây làm hướng dẫn "thu nhập ít" và không ai muốn bỏ ngề hướng dẫn.
Chân thành cảm ơn sự góp ý của các thành viên của Diễn Đàn Du Lịch

Đồng Hành cùng Hướng Dẫn Viên Du Lịch

Tôi là một người hướng dẫn viên du lịch, tôi rất tự hào về nghề nghiệp của mình, làm hướng dẫn viên thật không dễ dàng gì đâu các bạn, luôn phải vui cười, phải hòa đồng với khách du lịch và đáp ứng mọi nhu cầu của khách. Điều thú vị nhất có lẽ là chúng tôi được đi đến nhiều nơi, được tìm hiểu nhiều nền văn hóa và phong tục tập quán khác nhau. Đôi khi cũng bi khách rầy la, bị sự cố... người ta nói: "làm dâu trăm họ mà" mỗi người mỗi tính làm sao chiều hết được phải không các bạn?
Ai cũng thích được đi du lịch, và du lịch hiện nay đã trở thành một nhu cầu thiết yếu, một món ăn tinh thần không thể thiếu được nhưng có mấy ai hiểu được làm hướng dẫn khách du lịch là như thế nào?
Xin kể cho các bạn nghe một vài chi tiết nhỏ nha: chúng tôi không hề được nghỉ vào ngày thứ 7 và chủ nhật, cái ngày mà mọi người đi chơi, chúng tôi phải đi làm, còn cái ngày người ta đi làm thì mình lại đi chơi. Đặc biệt là những ngày quan trọng trong cuộc sống như: ngày gĩô, ngày sinh nhật, đám cưới, đám tang... chúng tôi không bao giờ có mặt được, vì sao ư? Chúng tôi phải đi tour. Còn những ngày lễ lớn như ngày 2/9, ngày 30/4, ngày tết dương lịch, tết âm lịch v...v... chúng tôi đang ở dâu? đang trên tour.
Mỗi khi chúng tôi nhận tour đi phải thức khuya để xem tài liệu, sáng phải dậy thật sớm đến công ty để lấy dụng cụ như: nón, nước, bảng đoàn sau đó là liên hệ xe và đi đón khách. Sáng ra khi gặp được khách, mặt mũi chúng tôi anh chị nào lờ đờ vì mệt và thiếu ngủ.
Nghề nào cũng có cái khó của nó phải không các bạn? Nghe tôi kể như vậy các bạn có thông cảm với những người hướng dẫn viên như chúng tôi được không? Tôi không có ước muốn gì nhiều chỉ mong rằng một ngày nào đó: "Khách du lịch sẽ trở thành bạn thân của Hướng Dẫn"

ĐIỀU BĂN KHOĂN HẾT SỨC TẾ NHỊ CỦA NGƯỜI LÀM HƯỚNG DẪN VIÊN

Cũng như các bạn, tôi là một người hướng dẫn viên du lịch, tôi đã đi tour cho nhiều Công Ty Du Lịch, từ các tour bé (mầm non) cho đến các tour học sinh cấp 1, cấp 2 và cấp 3, tour công nhân, tour Công Ty, Giáo Viên... Mỗi Công Ty Du Lịch có mức công tác phí Hướng Dẫn khác nhau. Thật sự, với tôi công tác phí đó dù ít hay nhiều không thành vấn đề nhưng đối với một số Hướng Dẫn thì đó lại là vấn đề lớn và tế nhị, thường khi nhận tour ít hướng dẫn nào lại hỏi công tác phí bao nhiêu. Chính vì sự không đồng bộ của các Công Ty Du Lịch trong việc chi trả công tác phí nên đã gây không ít sự thắc mắc của Hướng Dẫn, dẫn đến một tâm lý các bạn hướng dẫn hay so sánh mức chi trả của Công Ty này với công ty khác. Theo tôi việc chi trả công tác phí phải hết sức công bằng và dựa trên tinh thần làm việc của các hướng dẫn, nếu hướng dẫn đi tốt, nhiệt tình thì công ty có thể bồi dưỡng thêm, tuy là không nhiều nhưng đủ để khích lệ tinh thần làm việc, nếu hướng dẫn đi chưa tốt hoặc có những sai phạm lớn, công ty có thể cảnh cáo hoặc trừ công tác phí tùy theo mức độ. Nhất là những đoàn lớn, sử dụng nhiều hướng dẫn viên thì việc thưởng phạt phân minh của Công Ty Du Lịch là một sự cần thiết phải không? Nếu bản thân tôi làm không tốt nhiệm vụ của một hướng dẫn viên, tôi cũng rất áy náy khi nhận công tác phí, còn ý kiến của các anh (chị) điều hành Công Ty và các anh em hướng Dẫn thì sao?
Nói về chuyện chi trả cho công tác phí cho hướng dẫn viên ở các công ty cũng không đồng đều, thật ra tiền công tác phí của Hướng Dẫn chẳng là bao nhiêu so với các dịch vụ khác trong tour như: xe, khách sạn, ăn uống... mà ai đã và đang làm về kinh doanh và điều hành đều hiểu được sự quan trọng của Hướng Dẫn như thế nào? Tour thành công hay không có thể nói là 80% do Hướng Dẫn. Ngày trước, cách đây khoảng 5 năm để nhận 1 tour đi hướng dẫn của Công Ty Du Lịch không phải là điều dễ, thứ nhất hướng dẫn phải được người quen giới thiệu (là người có uy tín), thứ 2 khi nhận tour, điều hành hoặc Giám Đốc Công Ty sẽ trực tiếp trắc nghiệm khả năng của Hướng Dẫn,cách giao tiếp và kinh nghiệm, nói chung là muôn vàn cách thử thách, trắc nghiệm, thậm chí có Công Ty còn yêu cầu Hướng Dẫn trả bài. Để được làm 1 hướng dẫn viên chính thức phải theo hướng dẫn viên chính thực tập từ 2 - 3 lần, trước khi đi thực tập Công Ty yêu cầu học bài, nếu trả bài thuộc mới được đi thực tập, đi thực tập xong về Công Ty sẽ kiểm tra xem hướng dẫn đã học được gì? Rồi trả bài....Còn bây giờ, để ký một tour với khách không phải dễ vậy mà tôi thấy nhiều công ty nhận hướng dẫn rất tùy tiện,cả hướng dẫn thực tập cũng vậy, còn hơn cả hướng dẫn chính (lên xe ngủ không à), sinh viên tại một số Trường Du Lịch cũng vậy, đi thực tập mà như đi chơi, hơn nữa có một số ít Công Ty Du Lịch làm tour thực tập cho Trường Đào Tạo Hướng Dẫn Viên Du Lịch, Hướng Dẫn Viên đi hướng dẫn sinh viên du lịch mà lại không biết gì hết (không biết đường, không thuyết minh, chỉ toàn là nói chuyện linh tinh hoặc tán gái là chính), đơn cử như đợt thực tập của Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật và Du Lịch Sài Gòn đi thực tập tour Phan Thiết (năm 2008), lúc xe đi qua cầu Trần Hưng Đạo (TP. Phan Thiết), một bạn sinh viên chỉ Tháp Nước Phan Thiết hỏi anh Hướng Dẫn đó là cái gì, Anh Hướng Dẫn trả lời "không biết", Trường THKT Kỹ Thuật Tây Nam Á đi tour xuyên việt (năm 2008), trên đường về tại một khách sạn ở Đà Nẵng, sinh viên đập phá khách sạn khiến Khách sạn phải nhờ Công An đến can thiệp bắt giam 10 sinh viên, hỏi ra vì sinh viên bức xúc Hướng Dẫn dở, không biết gì nên bức xúc quá quậy cho đỡ tức, còn hướng dẫn của một Công Ty nọ, hướng dẫn cho sinh viên khoa quản lý Nhà Hàng Khách Sạn Trường Cao Đẳng Bách Việt (năm 2008) tour Vũng Tàu Phan Thiết, khi xe đi qua bãi Dâu (Vũng Tàu)Hướng Dẫn đã thuyết minh như sau: "vì trước đây bãi biển này trồng Dâu nên có tên là bãi Dâu", như đợt tết âm lịch vừa rồi, tôi đã được chứng kiến nhiều tình huống dở khóc dở cười trên tour, thật không thể tưởng tượng được, hướng dẫn đi từ sáng đến chiều (tour Nha Trang 4 ngày, từ mùng 2 đến mùng 5)khi đặt chân đến khách sạn nhận phòng, mới biết trên xe dư một khách, còn hướng dẫn Công Ty kia mới sáng sớm (có lẽ do buồn ngủ) lại lấy nhầm xe, xe đi nha trang 4 ngày lại cho khách lên đi Nha Trang Đà Lạt - 5 ngày, kinh khủng hơn lại có hướng dẫn khi dẫn khách đến khách sạn mới biết đoàn thiếu 05 phòng mà Phòng Khách sạn mùng 2 tại Nha Trang giá tới 1.000.000đ/phòng 2. Vậy trong suốt chuyến đi hướng dẫn lên xe làm gì mà không gọi cho khách sạn để lấy số phòng bàn giao cho khách? (chắc là ngủ nhiều tập).
Điều tôi muốn nói ở đây, hiện tại thành phố Hồ Chí Minh có tới 11.000.000 Hướng Dẫn,khoảng hơn 400 Công Ty Du Lịch, một con số không nhỏ, các Trường đào tạo về Du Lịch thì không kể hết, thậm chí Trường Công Nghiệp Thực Phẩm, Đại Học Công Nghiệp mà còn có khoa Du Lịch, nhưng trong số đó có bao nhiêu Hướng Dẫn có trình độ, đạo đức và kinh nghiệm? không ai biết. Vậy mà có những Công Ty Du Lịch sẵn sàng gọi hướng dẫn mới ra trường dẫn tour đi để trả công tác phí thấp hơn so với các hướng dẫn có kinh nghiệm. Điều đó có nên hay không? Xin các Anh Chị Trong Ban Giám Đốc và Điều Hành hãy thử trả lời câu hỏi trên của tôi nhé!
Như tôi đã nói ở trên thật ra chi phí trả cho Hướng Dẫn không nhiều so với giá các dịch vụ khác trong tour, cách đây 2 năm tôi vào làm Phòng Điều Hành một Du Lịch, vị giám đốc điều hành của Công Ty đã hỏi tôi: "em làm sao tìm được cho anh những hướng dẫn có đạo đức, làm sao để hướng dẫn chú tâm vào việc hướng dẫn khách chứ không phải chỉ quan tâm đến việc ghé cơ sở sản xuất nào và được bao nhiêu?, cắt được bao nhiêu xuất ăn, bao nhiêu vé tham quan?" Câu hỏi đó đến giờ này tôi vẫn chưa trả lời được các bạn ạ. Nhưng nếu đổ lỗi hoàn toàn cho Hướng Dẫn thì tội quá, có những Công Ty Du Lịch chi trả công tác phí của công ty thấp quá, lâu quá (đi có một tour mà đến 1 - 2 tháng mới nhận công tác phí), Hướng Dẫn không đủ thu nhập nên (bần cùng sinh đạo tặc mà!) Hướng Dẫn dù không muốn vẫn phải làm những chuyện như vậy. Bây giờ chi phí nhiều lắm, giá cả tăng đến chóng mặt, anh em hướng dẫn đâu phải ai cũng nhà ở tại thành phố, để được đi tour nhiều khi phải dẫn điều hành đi nhậu, cà phê. Đi về phải "biết điều" nếu không thì đừng có mơ đi tour sau nha, mà tour thì đâu phải lúc nào cũng có, những mùa mưa, mùa thấp điểm... làm gì để sống? Chờ mỏi cổ cũng chỉ có vài Công Ty Du Lịch gọi. Nghe buồn quá phải không? Đã lâu lắm rồi, Đạt mơ ước có Hiệp Hội Hướng Dẫn Viên, quy tụ các anh em hướng dẫn, bảo vệ quyền lợi chính đáng của Hướng Dẫn và là nơi anh em trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và học tập lẫn nhau. Cũng là môi trường Giáo Dục cho các Hướng Dẫn sự tâm huyết, đạo đức và lòng yêu nghề. Bên cạnh đó sẽ loại trừ những Hướng Dẫn chỉ xem việc đi tour là "hái ra tiền" mặc sức "bóp cổ khách du lịch".
Hôm nay, được biết thông tin sắp tới Hiệp Hội Du Lịch Thành Phố Hồ Chí Minh - Hội Lữ Hành sẽ thành lập Câu Lạc Bộ Hướng Dẫn, Đạt rất mừng nhưng cũng rất lo, hy vọng sắp tới anh em hướng dẫn và các bạn sinh viên du lịch có một chỗ dựa vững chắc.
Trên đây là một số băn khoăn của Đạt và các anh em trong CLB Đồng Hành Việt xin được chia sẻ với các Anh Em làm Hướng Dẫn và các Anh, Chị Điều Hành, Giám Đốc các Công Ty Du Lịch. Mong Quý vị có một cái nhìn khác với hướng dẫn viên
Tiến Đạt

NHỮNG BĂN KHOĂN VỀ SINH VIÊN DU LỊCH HIỆN NAY CĂN BỆNH NAN Y: “ Ỷ LẠI VÀ HỌC THUỘC LÒNG”




Tôi không biết mở đầu câu chuyện như thế nào? Nhưng không thể không nói, các bạn sinh viên trường du lịch của chúng ta có nhiều điều đáng nói lắm. Tôi đã và đang tiếp xúc với các bạn sinh viên đang học di\u lịch, hầu hết các bạn đều bị ảnh hưởng thói quen học thuộc lòng đã vậy một số bạn chưa tập được thói quen tìm tài liệu từ sách báo, web và “lười” đến thư viện. Vậy thì bài thuyết minh của các bạn sinh viên như thế nào? Lớp học đào tạo hướng dẫn của tôi sắp đi vào ngỏ cụt, vì sao vậy? Bởi vì các bạn sinh viên thật sự chưa cố gắng. Ban đầu tôi cung cấp tài liệu cho các bạn, tình hình có vẻ ổn vì các bạn học thuộc rất máy móc, có thể nói đọc không sai 1 từ nào. Một thời gian sau tôi yêu cầu các bạn tự soạn bài, đề tài cũng không khó lắm: các bảo tàng, di tích lịch sử, tôn giáo và lịch sử sài gòn.
Hầu hết các điểm tham quan đều được các bạn soạn khá sơ sài, có thể nói là quá đơn điệu. Nếu cứ như vậy làm sao có thể làm hướng dẫn viên? Nếu Hướng Dẫn Viên nào cũng có 1 bài thuyết minh giống nhau thì…. Theo suy nghĩ của tôi Hướng Dẫn Viên đó tự đào thải mình, các bạn sinh viên thực tập khi soạn bài chưa tìm hiểu kỹ đề tài và các khía cạnh lien quan đến đề tài, chủ yếu soạn để nhằm có tính chất đối phó. Các bạn không có lòng say mê nghiên cứu, hầu hết có ngọn mà không có gốc. Ai cũng biết để xây dựng 1 ngôi nhà cần phải có nền móng vững chắc, làm bất cứ cái gì cũng vậy nếu bản than chúng ta không có 1 trình độ nhất định làm sao chúng ta có thể làm tốt công việc được. Mà xã hội hiện nay càng lúc càng phát triển, du khách cũng là những người có trình độ và sự hiểu biết, nếu hướng dẫn viên trình độ quá kém vậy thì làm sao có thể đối thoại với khách. Để làm một hướng dẫn viên du lịch, các bạn cần phải nắm được lịch sử, văn hóa, giao tiếp, thời sự xã hội, dù các giảng viên rất giỏi cũng thể truyền đạt hết cho các bạn sinh viên được, vậy thì chúng ta phải tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, Các Thầy Cô là người hướng dẫn cho ta những con đường để chúng ta đi, nhưng có đi được đến hết con đường hay không là ý thức – khả năng và sự cố gắng của mỗi người. Là những Hướng Dẫn Viên tương lai mà các bạn như vậy thì “hết thuốc chữa”. Chẳng biết trong trường các Thầy Cô dạy dỗ các bạn như thế nào mà từ khi Đạt mở Câu Lạc Bộ Đào Tạo Hướng Dẫn, Đạt phải hướng dẫn các bạn sinh viên từ nề nếp kỷ luật, lớp học không phải đóng tiền vậy mà các bạn đi trễ về sớm, xem lớp học như là cái chợ, muốn thì đến, có việc gì thì nghỉ mà không hề thông báo 1 tiếng, ngày nào Đạt cũng phải ra điểm hẹn chờ đợi các bạn đến (phát ngán luôn) về lời chào đoàn, nếu ai đã và đang là hướng dẫn viên, thử nghe 1 lần các bạn sinh viên chào đoàn sẽ thấy ngán ngẩm ngay, hầu hết các bạn có 1 bài chào đoàn y hệt như nhau “hân hoan chào đón……” ngày nào Đạt cũng nghe đến chán. Vừa rùi Đạt cho các bạn tự chọn đề tài và soạn bài thuyết minh, các bạn làm Đạt thất vọng và buồn rất nhiều,bài soạn của các bạn khá đơn điệu, thậm chí không đầy dủ về những cái cơ bản nhất như cấu trúc của một bài thuyết minh: tên gọi, thời gian xây dựng, người xây dựng, năm sửa chữa và mục đích xây dựng…được công nhận là di tích lịch sử văn hóa năm nào…. , Đạt xin đưa ra một vài ví dụ như sau:

- Bến Nhà Rồng, do 1 công ty của Pháp… đến phần này, các bạn loay hoay mải vẫn không đọc xong tên gọi cùa Công Ty đó. Ai cũng biết Bến Nhà Rồng là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vậy mà phần nói về Bác Hồ khá sơ sài và đơn điệu. Như vậy thổi cũng đủ nói lên 1 điều: các bạn soạn bài chỉ có tính chất đối phó, làm cho xong và thiếu sự tìm tòi. Hơn nữa những gì bạn nói, Hướng Dẫn khác cũng có thể nói được, vì đó là 1 di tích lịch sử mà? Như vậy đầu là sự khác biệt trong bài thuyết minh của bạn so với người khác? Mà khách du lịch không phài là người được tới Bào Tàng 1 lần, họ sẽ nhận ra ngay và thậm chí còn phát hiện được khi bạn nói sai và chưa đầy đủ.

- Bài thuyết minh của 1 bạn khác về “Nhà Thờ Đức Bà”: chỉ nói được 1 phần về việc
xây dựng, kiến trúc, thậm chí bạn còn không biết Nhà Thờ đó thuộc Dòng Tu nào và bên trong Nhà Thờ có gì, thờ ai? Tới mức độ khi Đạt hỏi Nhà Thờ đó hiện nay như thế nào, bạn sinh viên trả lời: “đóng cửa, chỉ dành cho khách du lịch đến tham quan’ Nói về Nhà Thờ mà lại không nhắc gì đến Chúa Jesu, Đức Mẹ…. không nói được các đặc điềm nổi bật của Nhà Thờ Đức Bà nếu du khách hỏi: “tôi thấy nhà thờ này bình thường như bao nhà thờ khác vậy tại sao nhà thờ này được xem là 1 di tích lịch sử để đưa du khách đến tham quan?’ Các bạn sẽ trả lời như thế nào? Vậy theo các anh, các chị bài thuyết minh đó như thế nào?
- Mấy tuần nay Đạt khá mệt mỏi và buồn cho các bạn sinh viên du lịch bây giờ, chẳng
biết tương lai của các bạn ra sao? Đạt có khuyên các bạn, khi tìm hiểu về di tích nào thì nên thu xếp thời gian đến đó để xem qua vậy mà có bạn sinh viên nào đi đâu?
- Chưa đâu nha Đạt mà trách các bạn thì các bạn lại “nhảy dựng” và nói là: sẽ không ra sinh hoạt nữa. Nếu không vì nghĩ cho các bạn, có lẽ Đạt đã giải tán Câu Lạc Bộ này, bởi vì CLB lập ra chủ yếu để các bạn rèn luyện chính bản thân các bạn chứ đâu phải để Đạt tới đó nói từ A  Z? Nếu như vậy cuối cùng Đạt là người giỏi còn các bạn lại không biết gì. Mội lần cho các bạn lên nói, các bạn đùn đầy nhau, ngoài ra còn có bạn vì sợ phải nói nên…ở nhà luôn.
Bài viết này như 1 lời tâm sự chân tình của Đạt với các bạn sinh viên du lịch còn ngồi trên ghế nhà trường. Nếu các bạn xác định được sẽ làm những hướng dẫn viên du lịch trong tương lai thì các bạn phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa, còn không Đạt nghỉ các bạn nên đổi ngành học khác nếu không các bạn sẽ tốn thời gian, tiền bạc mà chẳng được gì. Các bạn phài hiểu 1 điều: “bất cứ sự thành công nào đều phài đổ nhiều mồ hôi, công sức” chẳng có cái gì dễ dàng có được nếu không phấn đấu. Mà nghề HDV là nghề phục vụ và luôn phài đổi mới mình.
Đạt rất mong các Anh Chị có kinh nghiệm, đã và đang là hướng dẫn, điều hành du lịch có ý kiến đóng góp và xây dựng để các bạn sinh viên Hướng Dẫn Du Lịch hoàn thiện hơn.
“Học, học nữa, học mãi”

VƯỜN CÒ BẰNG LĂNG - CẦN THƠ

Hôm nay là lần đầu tiên mình đi tour ở Cần Thơ, điểm đến đó là Vườn Cò Bằng Lăng, Về Cần Thơ, hẳn ai cũng nghe nhắc tới vườn cò Bằng Lăng, một trong những sân chim lớn nhất nơi miệt vườn chín dòng sông. Đây đang trở thành điểm đến hấp dẫn, độc đáo của tour du lịch sinh thái miệt vườn.
từ Cần Thơ, đi theo Quốc Lộ 91, qua khỏi huyện Ô Môn, đến huyện Thốt Nót khoảng 60km đến cầu Bằng Lăng, qua khỏi cầu quẹo trái vào, đường này chỉ có xe 2 bánh đi vào được thôi, cũng có thể đi bằng đường đò nhưng hôm nay nước cạn nên không đi được, đoàn chúng tôi gồm 6 người, 3 hướng dẫn (tính luôn cả Đạt), chúng tôi đi bộ khoảng 2km thì tới được vườn cò bằng lăng, đường đi nhỏ phải đi hàng một xuyên qua khu dân cư, vé cổng là 6.000 đ/người. Quả thật ở đây rất nhiều cò, cò trắng, cò đen... các chú cò rất dễ thương có tới hàng trăm con, đa số là chúng đậu trên những bụi tre sum xuê.
Chủ nhân của khu vườn độc đáo này là một nông dân Nam Bộ chính hiệu, ông Nguyễn Ngọc Thuyền cho biết, khoảng tháng 1/1983, bỗng dưng một đàn cò ma, loại cò nhỏ, mình đen, cánh mầu xám trắng tiệp với mầu lá cây đông tới hàng trăm con bay về đậu kín một góc vườn. Ít lâu sau chúng đột ngột bỏ đi cả đàn, phải đến gần một năm sau mới thấy chúng quay trở lại và lần này chúng kéo theo đám bạn mới tính ra đến gần chục loại cò với đủ các kích cỡ và số lượng ước tới cả chục nghìn con. Lần này chúng định cư luôn tại đây và sinh sôi nảy nở đông hơn.
Khu vườn nay đã rộng 15 công và tất cả những bụi tre, ô môi trong vườn từ lâu đã là nhà của chúng. Loài cò nhỏ có: cò ngà mỏ vàng, cò quắm, cò cá mỏ đen - loại có biệt tài bắt cá. Nhìn chung những loài này chỉ nặng chừng vài trăm gam. Lớn hơn có cò ma, cò rằn, cò xanh, cò ruồi mỏ vàng - loại cò hay đậu trên lưng trâu bắt ruồi. Phần lớn các loài cò trên tập trung đông đúc về vườn vào mùa sinh đẻ từ tháng 8 đến tháng giêng âm lịch hằng năm, riêng cò ma chúng tập chung về vườn làm tổ và đẻ trứng từ tháng hai đến tháng tư âm lịch. Nhỏ nhất trong họ hàng nhà cò tại đây là các loài: cò ráng hay còn gọi là cò lửa, lông có mầu đỏ như ráng chiều, cò lép, cò đúm - loại cò có mầu đen tuyền và điểm trắng ở ức. Ngoài những loại trên với số lượng cá thể mỗi đàn đông tới hàng nghìn thậm chí hàng chục nghìn con.
Trong vườn hiện còn có một số loại cò có kích thước lớn hơn: còng cọc đen tuyền chân vịt, bạc má cũng mầu đen nhưng lớn hơn, còng cọc chân cao mỏ dài. Những loài cò lớn những năm gần đây bắt đầu xuất hiện và nhập chung bầy đàn như: vạc lông rằn, diệc móc, diệc lửa... có con nặng tới ba kg. Đặc biệt, một loài chim thuộc hàng quý hiếm đang bị săn lùng ráo riết để làm thuốc - bìm bịp cũng hiện diện thường xuyên tại vườn với hai loài: bìm bịp bà và bìm bịp cóc. 6-7h sáng từng đàn cò rời khỏi những ngọn cây bay trắng cả một vùng tỏa đi khắp nơi và đến chiều khoảng 17-18h chúng lại bay về tổ làm xáo động cả khu vườn.
Sau khi tham quan, nhìn ngắm thoả thích đến phần ẩm thực cũng hấp dẫn không kém, nào là cò xào lăn, cò nấu cháo, cò rô ti, trứng cò luộc... thịt cò có thể chế biến được 8 - 9 món, giá trung bình mỗi món thấp nhất 80.000 đ cho 4 người ăn no nê, ngồi trong những dãy  chòi lá đơn sơ được bao quanh những bụi tre già, khung cảnh thật hoang sơ, huyền diệu, trữ tình. Quả là một đểm tham quan đầy thú vị và đậm nét miệt vườn. Các bạn  muốn thực hiện tour này xin vui lòng liên hệ với Mr Đạt /0903976833, hiện Đạt là “thổ dân Cần Thơ và là chủ nhiệm CÂU LẠC BỘ ĐÀO TẠO – CUNG CẤP HƯỚNG DẪN ĐỒNG HÀNH VIỆT CẦN THƠ
YM: tiendatguide
W:www.tourguidegroupdonghanhviet.blogspot.com

Thám Hiểm Rừng Nam Cát Tiên










Nam Cát Tiên là vùng đất nằm gọn trong đoạn uốn khúc của sông Ðồng Nai, trên ranh giới của ba tỉnh Ðồng Nai, Bình Phước và Lâm Ðồng. Trên vùng đất này, rừng Nam cát Tiên là phần chót và cao nhất của huyện Tân Phú (Ðồng Nai), có diện tích 74.219ha, đại diện cho cả hệ thực vật và động vật Nam bộ. Khu rừng vừa có đồi, lại vừa có bãi bồi ven sông, trảng lớn bằng phẳng, nhiều suối, sông, thác, ghềnh tạo nên một cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ mà nên thơ.

Rừng Nam Cát Tiên cách thành phố Hồ Chí Minh 160km về phía Bắc. Từ thành phố, bạn theo quốc lộ 20 (đường đi Ðà Lạt) đến Km 125 (ngã ba Tân Phú) thì rẽ trái, đi thêm 24 km nữa đến bến phả, bạn vượt sông Ðồng Nai là đến ngay cửa rừng.

Ðây là khu du lịch sinh thái lý tưởng ở miền Ðông Nam Bộ. Từ năm 1978, Cát Tiên là khu rừng cấm và đến năm 1992, VQG Cát Tiên được thành lập với chức năng quản lý điều hành, bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn tính đa dạng sinh học. Vùng đất này còn giữ được nguyên vẹn tính tự nhiên với hệ sinh thái đa dạng, nhiều loài sinh vật rất quý hiếm có tên trong Sách Đỏ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ, và còn lưu lại nhiều dấu tích văn hoá cổ xưa. Cảnh quan ở đây vừa có đồi, vừa có bãi ven sông, vừa có trảng rộng lớn bằng phẳng, lại có các dòng suối chảy dốc. Vào mùa mưa các dòng suối này trở thành các dòng thác chảy xiết, tung bọt trắng xoá. Ðường đi vào rừng là con đường mòn phủ đầy lá. Nắng loang loáng trên các tán cây tầng tầng lớp lớp. Khí hậu có nét độc đáo, thoáng mát quanh năm.

Ðến đây, cán bộ kiểm lâm hướng dẫn bạn "hành quân" khám phá khu rừng nguyên sinh này. Chắc chắn bạn sẽ choáng ngợp trước rừng bằng lăng hoa tím ngát và độc đáo là cây bằng lăng cổ thụ có đến sáu ngọn. Rồi cây Tung khổng lồ cả chục người nắm tay nhau mới ôm hết, cây Thiên Tuế 400 năm tuổi xanh một màu xanh vĩnh cửu. Rồi rừng mới, rừng tre nứa, cùng hàng trăm loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Ði trong rừng, bạn nghe những tiếng hú lạ lùng của thú, tiếng hót lãnh lót của chim.

Vượt đường rừng khoảng chừng hai cây số, bạn sẽ đến trạm kiểm lâm, nghỉ ngơi, dùng cơm trưa tại đây. Phía sau trạm kiểm lâm là Bến Cự, một nhánh của sông Ðồng Nai. Mùa mưa, nước sông chảy xiết, nhưng mùa hè nước cạn, chỉ còn là dòng suối trong mát hiền hòa len lỏi qua vô số tảng đá giữa dòng, tha hồ cho bạn tắm lội và vui đùa.

Phải ở lại đêm mới cảm nhận được hết cái thú vị của rừng. Có hai địa điểm để cắm trại: một ở khu cửa rừng, và một tại trại kiểm lâm Bến Cự. Khuya, bạn có thể thuê xe đặc chủng vào rừng sâu xem thú.

Dưới ánh đèn pha, bạn sẽ thật sự bất ngờ khi chứng kiến những "chủ nhân của rừng" như hươu, nai, mễng, thỏ ung dung ra bờ suối uống nước, gặm cỏ hay đùa giỡn với nhau...Ðêm của rừng Nam Cát Tiên thật kỳ bí, thời gian như trôi chậm lại, không gian yên ắng, bạn có thể nghe cả tiếng lá khẽ rơi, và thi thoảng tiếng thú lạ hú vang trong đêm. 

Nam Cát Tiên là vùng đất nằm gọn trong đoạn uốn khúc của sông Ðồng Nai, trên ranh giới của ba tỉnh Ðồng Nai, Bình Phước và Lâm Ðồng. Trên vùng đất này, rừng Nam cát Tiên là phần chót và cao nhất của huyện Tân Phú (Ðồng Nai), có diện tích 74.219ha, đại diện cho cả hệ thực vật và động vật Nam bộ. Khu rừng vừa có đồi, lại vừa có bãi bồi ven sông, trảng lớn bằng phẳng, nhiều suối, sông, thác, ghềnh tạo nên một cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ mà nên thơ.

Rừng Nam Cát Tiên cách thành phố Hồ Chí Minh 160km về phía Bắc. Từ thành phố, bạn theo quốc lộ 20 (đường đi Ðà Lạt) đến Km 125 (ngã ba Tân Phú) thì rẽ trái, đi thêm 24 km nữa đến bến phả, bạn vượt sông Ðồng Nai là đến ngay cửa rừng.

Ðây là khu du lịch sinh thái lý tưởng ở miền Ðông Nam Bộ. Từ năm 1978, Cát Tiên là khu rừng cấm và đến năm 1992, VQG Cát Tiên được thành lập với chức năng quản lý điều hành, bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn tính đa dạng sinh học. Vùng đất này còn giữ được nguyên vẹn tính tự nhiên với hệ sinh thái đa dạng, nhiều loài sinh vật rất quý hiếm có tên trong Sách Đỏ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ, và còn lưu lại nhiều dấu tích văn hoá cổ xưa. Cảnh quan ở đây vừa có đồi, vừa có bãi ven sông, vừa có trảng rộng lớn bằng phẳng, lại có các dòng suối chảy dốc. Vào mùa mưa các dòng suối này trở thành các dòng thác chảy xiết, tung bọt trắng xoá. Ðường đi vào rừng là con đường mòn phủ đầy lá. Nắng loang loáng trên các tán cây tầng tầng lớp lớp. Khí hậu có nét độc đáo, thoáng mát quanh năm.

Ðến đây, cán bộ kiểm lâm hướng dẫn bạn "hành quân" khám phá khu rừng nguyên sinh này. Chắc chắn bạn sẽ choáng ngợp trước rừng bằng lăng hoa tím ngát và độc đáo là cây bằng lăng cổ thụ có đến sáu ngọn. Rồi cây Tung khổng lồ cả chục người nắm tay nhau mới ôm hết, cây Thiên Tuế 400 năm tuổi xanh một màu xanh vĩnh cửu. Rồi rừng mới, rừng tre nứa, cùng hàng trăm loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Ði trong rừng, bạn nghe những tiếng hú lạ lùng của thú, tiếng hót lãnh lót của chim.

Vượt đường rừng khoảng chừng hai cây số, bạn sẽ đến trạm kiểm lâm, nghỉ ngơi, dùng cơm trưa tại đây. Phía sau trạm kiểm lâm là Bến Cự, một nhánh của sông Ðồng Nai. Mùa mưa, nước sông chảy xiết, nhưng mùa hè nước cạn, chỉ còn là dòng suối trong mát hiền hòa len lỏi qua vô số tảng đá giữa dòng, tha hồ cho bạn tắm lội và vui đùa.

Phải ở lại đêm mới cảm nhận được hết cái thú vị của rừng. Có hai địa điểm để cắm trại: một ở khu cửa rừng, và một tại trại kiểm lâm Bến Cự. Khuya, bạn có thể thuê xe đặc chủng vào rừng sâu xem thú.

Dưới ánh đèn pha, bạn sẽ thật sự bất ngờ khi chứng kiến những "chủ nhân của rừng" như hươu, nai, mễng, thỏ ung dung ra bờ suối uống nước, gặm cỏ hay đùa giỡn với nhau...Ðêm của rừng Nam Cát Tiên thật kỳ bí, thời gian như trôi chậm lại, không gian yên ắng, bạn có thể nghe cả tiếng lá khẽ rơi, và thi thoảng tiếng thú lạ hú vang trong đêm.

Vào tháng 11/1998, người ta đã phát hiện một ngôi làng cổ ở Cát Tiên niên đại cách đây hơn 1.000 năm, gồm có đền tháp và nhiều vật thờ mang nét pha trộn giữa nền văn minh Chân Lạp ở phía nam và Chămpa ở phía bắc. Trong số các cổ vật khai quật có những ngẫu tượng mà người Chăm thờ phụng là Linga-Yoni (sinh thực khí nam-nữ) có Linga cao 2,1m được xem là ngẫu tượng lớn nhất thế giới hiện nay. Ngoài ra còn có tượng thần Siva, tượng Ganesa đầu người...

VQG Cát Tiên có thảm thực rất phong phú gồm rừng mưa rụng lá, rừng hỗn hợp tre nứa, rừng ngập nước, trảng cây bụi và gỗ rải rác. Cho đến nay, VQG đã xác định được 1610 loài thực vật thuộc 75 bộ, 162 họ, 724 chi, gồm các loại từ cây gỗ lớn, gỗ nhỏ, cây bụi, thảm tươi, dây leo, thực vật phụ sinh, ký sinh... Trong đó có nhiều cây quý, tuổi được tính bằng nhiều thế kỷ, có tên trong Sách Ðỏ; Gỗ đỏ, giáng hương, gỗ mật, cẩm xe, cẩm lai... Có những cây cổ thụ từ 300-600 tuổi thẳng đứng cao vun vút hơn 70m, gốc có tới 10 người ôm không hết. Một cây gỗ đỏ, đường kính 3,2m, có độ tuổi 1000 năm, cây bằng lăng 6 ngọn có trên 300 tuổi.

Men theo sông Đồng Nai, du khách có thể đến thăm những cánh rừng già bao la với bao loài động vật quý hiếm. Vô số các loài chim hoang dã quần tụ trên các tán cây ven sông. Hệ động vật có 77 loài thú thuộc 28 họ, 10 bộ. Chim hoang dã cũng có tới 326 loài thuộc 62 họ của 18 bộ. Bò sát có 37 loài thuộc 18 họ của 3 bộ. Trong các loài động vật trên có nhiều loài có tên trong Sách Ðỏ Việt Nam như: Bò Ban-ten, bò Gaur, hổ, gấu, báo, chó sói, voọc chân đen, công, hạc cổ trắng, gà so cổ hung, cá sấu Xiêm... Các nhà khoa học đã chụp ảnh tê giác bằng máy tự động tại khu vực Bàu Chim, Bàu Ðắc Lớ vào ngày 17/5/1999, hiện có khoảng 7-8 cá thể cả đực và cái và con chưa trưởng thành. Ðây là loại tê giác một sừng Rhinoceros sondaicus annamticus chỉ còn ở Indonesia và Việt Nam. Chính sự phong phú, đa dạng của hệ động thực vật ở Cát Tiên đã thu hút nhiều nhà khoa học trên thế giới đến nghiên cứu và nhiều khách du lịch đến tham quan. 

PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN NHƯ VẬY CÓ NÊN ĐƯA VÀO SỬ DỤNG HAY KHÔNG?

Chắc các anh chị và các bạn ngạc nhiên lắm khi Đạt đặt vấn đề này phài không? Nếu các anh chị đã từng làm hướng dẫn đều biết, khi gặp phải xe "cùi bắp" khách ko chịu lên xe hoặc phàn nàn, trước khi đến tai công ty thì Hướng Dẫn là người bị khách 'chiếu điện" dữ nhất, mà lỗi thì có phải do hướng dẫn đâu, kinh lắm, xe gì mà nhìn thấy cả trời, bước lên xe không dám đi mạnh (sợ bị lọt sàn í mà). Đạt thì gặp nhiều rùi nhưng không phài chỉ có xe đâu nha, còn tàu, thuyền ...tàu cao tốc nữa nè! Đạt đang ở Phú Quốc, từ khi làm tour cho khách từ hơn 1 tuần nay, không bữa nào được ngủ ngon, tại sao như vậy? Lâu lắm mới làm đoàn đi Phú Quốc bằng tàu nên đâu có bit, đợt một khách đi tàu Dương Đông (tàu to đùng, sức chứa tới 250 khách), đợt 2 khách của Đạt đi từ đêm 29 đến ngày 2/06/2009, như các anh chị cũng biết để làm được tour thì phài đạt vé tàu cho khách, bởi vì chưa nắm được số lượng, chưa lấy tiền cọc của khách nên Đạt không dám mua vé tàu nhưng lại sợ không có vé vì vậy mới làm 1 bản booking đặt vé tàu. Rùi Đạt đi công tác, ko có ở công ty, mấy pé nhân viên lên lấy vé, ko xem kỹ vì nghĩ rằng đã có booking rùi tới gần ngày đi thì có 1 số điện thoại lạ mã vùng 077 gọi vào máy di động của Đạt với nội dung: "tàu Dương Đông bị hư rùi, ko đi được, em sẽ đổi vé tàu Supper Đông cho anh" nhức đầu thiệt đó Đạt cũng ko biết làm sao, rùi tới tối 28 khoảng 20h thì lại có người từ Rạch Giá gọi hỏi Đạt, đoàn anh đi tới đâu rùi? sáng mai mấy giờ tới. Nghe xong Đạt nhảy dựng lên luôn vì khách tối 29 mới đi sáng 30 mới có mặt ở Rạch Giá. Sự việc tiếp diễn cho đến lúc Đạt tìm được booking đặt vé. Cuối cùng đoàn vẫn được đi tàu mà ko phải là Supper Đông mà là tàu cao tốc Hiệp An 06. tới Rạch Giá mới đổi được vé tàu mà khi nhìn thấy cái tàu rùi, ko tin vào mắt mình nữa. Khi tới được Phú Quốc, hỏi các đối tác và anh em hướng dẫn thì mới biết, tàu Dương Đông thường xảy ra sự cố như vậy, trời ạ thiết nghĩ phương tiện như vậy mà đưa vào sử dụng gây phiền hà cho Công Ty Du Lịch và cho hướng dẫn không ít, Hướng Dẫn phải giải thích với khách (lưỡi dài ra luôn). Vậy theo các anh chị và các bạn, những phương tiện vận chuyển như vậy có nên đưa vào sử dụng tiếp tục hay không? Hay đưa vào "bảo tàng" Hãy góp ý cho Đạt với. 

NHÀ HÀNG ZEN - THIÊN ĐƯỜNG DU LỊCH PHÚ QUỐC,

NHÀ HÀNG ZEN - THIÊN ĐƯỜNG DU LỊCH PHÚ QUỐC, nhà hàng phong cách hiện đại, phục vụ ân cần và chu đáo



















NHÀ HÀNG SUỐI CÁT - PHAN THIẾT - TRANG TRỌNG - LỊ CH SỰ NÀM TRONG kdl 4 SAO

KHU DU LỊCH SUỐI CÁT

Kính gởi : QUÝ KHÁCH HÀNG

Công ty TNHH Suối Cát xin gởi lời chào thân ái và lời chúc sức khoẻ đến quý Công Ty- Quý Khách Hàng.Để đáp lại sự tín nhiệm của toàn thể qúy khách Công ty chúng tôi tiếp tục đầu tư nâng cấp và hoàn thiện các dịch vụ nhằm đem đến Quý Khách Hàng những dịch vụ tốt nhất với tiêu chí “Khách hàng là thựơng đế”Công ty TNHH Suối Cát xin trân trọng thông báo đến quý khách các dịch vụ hiện tại như sau:
Nhà hàng Đại Dương :Với sức chứa trên 1000khách, chuyên tổ chức tiệc cưới , liên hoan , hội nghị và phục vụ các đoàn du lịch lữ hành cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp chắc chắn qúy khách sẽ cảm thấy hào lòng khi đến đây
Nhà hàng Alacarte:Với không gian thoáng mát , trầm lắng thích hợp cho khách công tác và buổi họp mặt gia đình,bạn bè
Khu ẩm Thực:Quý khách sẽ lần lượt thưởng thức các món ăn đặt sản của 03 miền , hoặt động lúc 18giờ vào các ngày thứ 7 , chủ nhật và các ngày lễ
Phòng trà Romatic,Bida, Karaoke, Cà Phê Thuỷ Cung và Cà Phê Sân Vườn :Nằm dọc theo Suối Cát được thiết kế theo mô hình nốt nhạc khổng lồ . Ở đây Quý khách được thư giãn và tận hưởng không gian lãng mạn , cùng với hệ thống âm thanh hiện đại và chương trình ca nhạc chọn lọc , cùng đội ngũ nhân viên phục vụ tận tình chu đáo sẽ mang đến cho quý khách cảm giác thoải mái – thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng
Khu trò trong nhà và ngoài trời: Với hơn 20 trò chơi mới lạ hấp dẫn : Nhà ma, nhà cười, xe điện đụng , xe điện từ, đu quay dây , câu cá sấu ..cùng các chương trình đờn ca tài tử , ac nhạc tấu hài , ảo thuật , múa rối , chiếu phim cổ tích , tổ chức các trò chơi lớn .. chắc chắc qúy khách sẽ thú vị khi tham gia
Tuyết xe buýt Suối Cát : Hoạt động từ 05 giờ sáng kết thúc 22 giờ mỗi ngày
ü Tuyết Suối Cát – Phan Thiết – Hàm Tiến – Mũi Né – Hòn Rơm - Suối Nước
ü Tuyến Suối Cát – Phan Thiết – Phú Hội - Quốc Lộ 28 – Ma Lâm – Hàm Trí
ü Tuyến Suối Cát – Ngã 2 - Mướng Mán – Hàm Cần
Khu giã ngoại :Với khuân viên trên 5ha.Chuyên tổ chức các sự kiện, hội traị, trò chơi lớn …cho các lữ hành ,các khối cơ quan đoàn thể và trường học .
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ : Ms Liễu – Trưởng Phòng Kinh Doanh
Tel: 062.3729234 - Fax: 062.3729233
Địa chỉ: 383 Trần Quý Cáp – Phan Thiết - Bình Thuận
Website :www suoicat.com.vn - Email:pkdsuoicat@yahoo.com.vn
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách !
Kính chúc quý khách nhiều sức khoẻ và thành công trong cuộc sống .
Trân trọng kính chào ! 

VĂN MIẾU TRẤN BIÊN - ĐỒNG NAI